Tin tức
Quay trở lại danh sách
Thông báo
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH UKVFTA VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
Ngày 29/10/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 14/2021/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về phòng vệ thương mại (UKVFTA).
Thông tư số 14/2021/TT-BCT có 3 chương về quy định chung; biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp và biện pháp tự vệ song phương.
Theo đó, quy định biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp như sau:
- Xem xét lợi ích kinh tế - xã hội:
+ Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp:
Nếu dựa trên các thông tin sẵn có trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra kết luận rõ ràng rằng việc áp dụng biện pháp không phù hợp với lợi ích kinh tế - xã hội.
+ Khi đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội, dựa trên các thông tin có liên quan được cung cấp, Cơ quan điều tra:
Sẽ xem xét tình hình của ngành sản xuất trong nước, các nhà nhập khẩu, các hiệp hội có liên quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, tiêu dùng hàng hóa bị điều tra.
- Quy tắc thuế suất thấp hơn
+ Thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp không được cao hơn biên độ bán phá giá hoặc mức trợ cấp.
+ Căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương sẽ xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thấp hơn biên độ bán phá giá hoặc mức trợ cấp nếu mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Việc tham gia UKVFTA, các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Anh như quần áo, giày dép - vốn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.
Theo cam kết của UKVFTA, nhiều mặt hàng của Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu không hạn ngạch hoặc có hạn ngạch, ngay lập tức hay theo lộ trình, khi xuất khẩu sang Anh như: cà phê, trái cây, túi xách, va ly, giày dép, hàng dệt may, thủy sản... Ở chiều ngược lại, rất nhiều hàng hóa của Anh cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu khi xuất vào Việt Nam.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-14-2021-TT-BCT-thuc-hien-Hiep-dinh-Thuong-mai-Vuong-quoc-Anh-va-Bac-Ai-len-492966.aspx
Thông tư số 14/2021/TT-BCT có 3 chương về quy định chung; biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp và biện pháp tự vệ song phương.
Theo đó, quy định biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp như sau:
- Xem xét lợi ích kinh tế - xã hội:
+ Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp:
Nếu dựa trên các thông tin sẵn có trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra kết luận rõ ràng rằng việc áp dụng biện pháp không phù hợp với lợi ích kinh tế - xã hội.
+ Khi đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội, dựa trên các thông tin có liên quan được cung cấp, Cơ quan điều tra:
Sẽ xem xét tình hình của ngành sản xuất trong nước, các nhà nhập khẩu, các hiệp hội có liên quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, tiêu dùng hàng hóa bị điều tra.
- Quy tắc thuế suất thấp hơn
+ Thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp không được cao hơn biên độ bán phá giá hoặc mức trợ cấp.
+ Căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương sẽ xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thấp hơn biên độ bán phá giá hoặc mức trợ cấp nếu mức thuế thấp hơn này đủ để loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Việc tham gia UKVFTA, các doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Anh như quần áo, giày dép - vốn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.
Theo cam kết của UKVFTA, nhiều mặt hàng của Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu không hạn ngạch hoặc có hạn ngạch, ngay lập tức hay theo lộ trình, khi xuất khẩu sang Anh như: cà phê, trái cây, túi xách, va ly, giày dép, hàng dệt may, thủy sản... Ở chiều ngược lại, rất nhiều hàng hóa của Anh cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu khi xuất vào Việt Nam.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-14-2021-TT-BCT-thuc-hien-Hiep-dinh-Thuong-mai-Vuong-quoc-Anh-va-Bac-Ai-len-492966.aspx