Các tổ chức đoàn thể Nhà trường
Hội Cựu chiến binh trường ĐH Thương mại thăm Cao Bằng
Khởi hành từ Trường Đại học Thương mại sáng 25/5/2015, điểm đến đầu tiên của Đoàn là Khu di tích Pác Bó nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa để lãnh đạo cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn", hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v.v...
Ngày 8 tháng 2 năm 1941, khi về nước, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong hang Cốc Bó và đặt tên dòng suối trước cửa hang là "suối Lênin" và ngọn núi có hang này là "núi Các Mác".
Men theo con đường đá rêu phong dọc dòng suối Lê-Nin, trên đường là các chứng tích ghi lại sự hiện diện của Bác ngày ấy: đây là vườn trúc Bác đã trồng, kia là cây ổi Bác thường hái lá đun nước uống, nọ là chiếc bàn đá Bác ngồi làm việc...
Sau khi băng qua những vách đá với những bãi cỏ xanh rờn, những bụi cây dại um tùm, những rừng cây cổ thụ xum xuê, leo qua những đoạn đá sỏi lởm chởm… chúng tôi đến cây cầu gỗ, nơi đầu nguồn của suối Lê-Nin. Phía trên cao là hang Pác Bó (Pác Bó tiếng địa phương có nghĩa là “đầu nguồn”); Sau khi leo thêm khoảng trăm bậc đá, chúng tôi đứng trước cửa một hang nhỏ nằm giữa sườn núi đá cheo leo. Tấm bảng nhỏ cạnh hang ghi dòng chữ: “Hang Pác Bó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ 8/2/1941 đến cuối tháng 3/1941”. Miệng hang nhỏ, chỉ đủ một người chui vào. Trong lòng hang rộng khoảng chục mét, ẩm ướt và lạnh lẽo do nước từ vách đá rỉ ra. Chỗ xưa Bác nằm chỉ là tấm phản bằng các tấm ván gỗ nghiến ghép lại. Bên trái có 2 chỗ dành cho các đồng chí bảo vệ. Trong hang có một thạch nhũ nhô lên, trông giống mặt người với tóc và râu dài, được Bác đặt tên là tượng Các Mác.
Phía trước cửa hang Pắc Bó có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm là nơi Bác triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Ngoài bờ suối vẫn còn chiếc bàn đá Bác ngồi làm việc. Cảm giác như Bác vẫn hiện diện đâu đây, đang nghiên cứu tài liệu trong lán Nà Lừa, đang chống gậy băng rừng, đang leo qua những bậc đá từ hang xuống núi, đang thong thả buông cần bên suối Lê-Nin...
Đoàn đã dâng hương tại nhà tưởng niệm Bác Hồ và thăm nhà trưng bày của khu di tích Pác Bó, chúng tôi nhìn thấy những hiện vật thân quen: chiếc máy chữ cũ Bác vẫn dùng đánh máy tài liệu, chiếc làn mây sờn rách, bộ quần áo bạc màu, các đồ dùng sinh hoạt của Bác trong thời gian hoạt động ở Pác Bó…
Trên đường trở về Thành Phố Cao Bằng đoàn đã dừng chân viếng mộ Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng. Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1929. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 5 giờ sáng ngày 15/2/1943, trong lúc đang làm nhiệm vụ canh gác cuộc họp của ban Việt Minh, khi phát hiện giặc lùng sục đến gần, Kim Đồng đã nhanh trí đánh lạc hướng để bảo vệ cán bộ cách mạng, địch nổ súng, Kim Đồng bị trúng đạn và đã hy sinh, khi đó vừa tròn 14 tuổi. Kim Đồng đã được Đảng và nhà nước phong tặng anh hùng liệt sỹ năm 1997. Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh rừng cây nghiến xanh biếc, luôn toả bóng mát với những làn gió vi vu, như ru anh yên nghỉ. Tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt.
Ngày 26/4 Đoàn tiếp tục thăm quan Thác Bản Giốc, một trong những thác đẹp nhất của Việt